Anh Quang Shop sẽ bật mí với bạn cách làm bánh mì không cần bột nở theo công thức mà vẫn thơm ngon, mềm xốp lại cực kỳ đơn giản. Tham khảo ngay bài viết mà chúng tôi chia sẻ sau đấy để cập nhật thông tin bổ ích bạn nhé!
Bột nở là gì? Có bắt buộc cần bột nở khi làm bánh mì?
Bột nở là nguyên liệu sử dụng phổ biến trong quá trình làm các loại bánh ngọt, bánh quy, bánh bao,… Thành phần của bột nở kết hợp một số loại muối axit, tinh bột ngô với baking soda. Khi hòa tan bột nở vào nước, axit và kiềm sẽ kết hợp với nhau để tạo ra khí CO2, làm cho bánh nở lên và giữ cho bánh được bông xốp.
Bột nở là một nguyên liệu cần thiết khi làm bánh. Tuy nhiên, bạn cẫn có thể làm các loại bánh mì không cần bột nở mà vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể thay thế bột nở khi làm bánh bằng bột hoa ngọc lan hoặc men nở Instant.
Cách làm bánh mì không cần bột nở
Không phải cứ có bột nở thì bánh mì mới nở, bông, bạn có thể thay thế bằng rất nhiều nguyên liệu khác. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết và thực hiện theo đúng hướng dẫn sau là bạn sẽ thành công ngay từ lần đầu tiên.
1. Nguyên liệu làm bánh
Chuẩn bị nguyên liệu là công đoạn vô cùng quan trọng để quá trình làm bánh diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Độ ngon của mẻ bánh mì phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu làm bánh, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây nhé!
- Bột mì Hoa Ngọc Lan 250 gr.
- Men nở instant 5 gr.
- Bơ lạt đun chảy 15 gr.
- Giấm ăn 1 muỗng cà phê.
- Nước lọc 180 ml.
- Nước nóng 1 ít.
- Đường 1 muỗng canh.
- Muối 1/2 muỗng cà phê.
2. Dụng cụ làm bánh
Dụng cụ làm bánh cũng là những thành phần không thể thiếu khi làm bánh mì không dùng bột nở. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:
- Bát tô.
- Rây bột.
- Dụng cụ đánh trứng.
- Cán bột.
- Giấy nén.
- Lò nướng.
3. Các bước chi tiết
Quy trình làm bánh mì không cần bột nở diễn ra như sau:
Bước 1: Trộn bột bánh
- Bạn lấy chiếc tô lớn, rây mịn 250gr bột mì Hoa Ngọc Lan rồi thêm 5gr men nở instant, 1 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào và rộn đều.
- Làm chảy bơ lạt bằng phương pháp cách thủy hoặc dùng lò vi sóng. Cho phần bơ đã đun chảy và 1 muỗng cà phê giấm ăn vào hỗn hợp bột ở trên.
- Từ từ đổ thêm 90ml nước lọc vào tô bột và dùng tay nhồi đến khi bột hòa quyện thì đổ 90ml còn lại vào.
- Tiếp tục nhồi đến khi bột trở thành 1 khối còn hơi ướt và dính tay.
Bước 2: Nhồi và ủ bột
Đặt khối bột đã ra bàn và tiến hành nhồi bột. Bạn sử dụng lòng bàn tay ấn và miết bột ra xa, sau đó gập bột rồi lại tiếp tục dùng tay ấn và miết. Lặp lại quá trình này trong 15 phút đến khi bột dẻo lại và không còn dính tay nữa.
Sau đó cho bột vào tô và đạy kín bằng màng bọc thực phẩm. Ủ bột trong vòng 15 phút để bột nở đều.
Bước 3: Tạo hình
Khi hết thời gian ủ bột, bạn sẽ thấy bột đã nở gấp đôi so với ban đầu. Bạn chia bột thành các phần đều nhau, sau đó dùng cây lăn bột cán dẹt bột. Tiếp tục cuộn tròn khối bột lại, tạo độ phình ở giữa và chóp nhọn ở hai 2 đầu.
Bước 4: Ủ bột lần 2
Xếp bột vào lò nướng đã lót sẵn giấy nến và đặt vào bên trong lòng nướng. Rót nước nóng vào 1 cái khay nướng và đặt vào rãnh dưới của lò để tạo độ ẩm.
Đóng lò lại và tiến hành ủ bột lần 2 trong 15 phút. Hết 15 phút, bạn có thể kiểm tra xem bột đã đạt chưa bằng cách ấn vào mặt bột và thấy bột đàn hồi lại ngay.
Bước 5: Tạo rãnh trên mặt bột
Bạn dùng một chiếc rao sắc sau đó rạch 2 đường vào giữa mặt bột. Nếu bột dễ dàng bị dao làm bung ra nghĩa là bột đã đạt, khi nướng sẽ ra những thành phẩm rất hoàn hảo.
Bước 6: Nướng bánh
- Bạn vẫn để khay nướng nóng vừa chuẩn bị trong lò nướng, bật 2 lửa trên và dưới ở 230 độ trong 20 phút để làm nóng lò.
- Tạo độ ẩm cho bánh bằng cách xịt một lớp nước lên mặt bánh. Cho vào klof nướng lần 1 trong 20 phút ở 230 độ.
- Hết 10 phút bạn mở là ra, nhanh tay xịt thêm một lớp nước lên mặt bánh và tiếp tục nướng thêm 10 phút.
- Khi hết 20 phút nướng lần 1, bạn sẽ thực hiện nướng lần 2. Bạn hạ nhiệt độ xuống 200 độ C và nướng trong 5 phút để bánh vàng đều.
- Sau đó mở lò, lật bánh ngược lại mặt dưới của bánh và tiếp tục nướng trong vòng 10 phút.
Lưu ý khi làm bánh
Trong những lần đầu thực hiện làm bánh mì không cần bột nở, có thể bạn sẽ gặp phải một vài khó khăn trong các công đoạn hoặc thành phẩm tạo ra không có độ giòn, xốp. Tham khảo ngay những lưu ý sau bạn nhé!
- Bạn có thể thay thế giấm ăn, giấm táo giống như trong công thức bằng giấm nuôi. Nhưng tuyệt đối không nên dùng giấm công nghiệp.
- Công đoạn nhồi bột cần theo đúng kỹ thuật gấp và miết bột ra xa chứ không ấn bột xuống dưới.
- Tuân thủ thời gian ủ bột để bột có thể nở đều khi nướng bánh.
- Làm nóng lò ở nhiệt độ cao nhất (230 độ C) trước khi nướng để nhiệt độ trong lò được ổn định và nướng bánh theo phương pháp cách thủy.
- Trong công đoạn tạo rãnh trên mặt bột nên thao tác nhanh, tránh để bột bánh bên ngoài quá lâu khiến bị nở quá độ.
Những cách thưởng thức bánh mì ngon
Bánh mì là món ăn phổ biến có thể thưởng thức vào nhiều nhiều bữa ăn trong ngày hoặc ăn nhẹ vào những bữa xế. Có nhiều cách khác nhau để thưởng thức bánh mì ngon, bạn có thể thưởng thức bánh mì theo những gợi ý sau đây:
- Bánh mì chấm sữa đặc: Bánh mì chấm đặc là món ăn thơm ngon không chỉ hấp dẫn thực khách Việt Nam mà làm xiêu lòng cả những thực khách quốc tế. Bánh mì mềm thơm với sữa đặc béo ngậy, món ăn tiện lợi lại tiết kiệm thời gian.
- Bánh mì xúc xích: Bánh mì xúc xích kết hợp bánh mì với phần nhân là xúc xích, đồ chua và các loại rau thơm. Món ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam và có thể thưởng thức bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Bánh mì trứng: Cách làm và thành phần của bánh mì trứng cũng giống như bánh mì xúc xích nhưng thay thế nguyên liệu xúc xích bằng trứng rán. Bánh mì trứng nóng hổi là lựa chọn tuyệt vời vào bữa sáng cho một ngày dài năng động.
Bảo quản bánh mì như nào đúng cách?
Bánh mì tự làm tại nhà không có chất bảo quản nên thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ ngắn hơn các loại bánh mua ở tiệm. Thông thường bạn có thể bảo quản bánh mì ở nhiệt độ phòng có thể sử dụng trong từ 3 đến 4 ngày.
Trong trường hợp bạn muốn bảo quản bánh mì lâu hơn, bạn có thể cho bánh mì vào túi zip, túi giấy và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Khi thực hiện cấp đông, bánh mì có thể bảo quản được lên đến 6 tháng.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Anh Quang Shop về cách làm bánh mì không cần bột nở đã cung cấp cho bạn thêm thông tin hữu ích. Truy cập website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều công thức làm bánh đơn giản bạn nhé!