Không phải mất thời gian đi xa, cũng không cần dậy sớm từ 3-4 giờ sáng, chỉ với cách làm bánh mì dân tổ đơn giản dưới đây bạn hoàn toàn được thưởng thức món ăn truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngon “bá cháy”. Theo dõi bài viết dưới đây do Anh Quang Shop chia sẻ để nắm bắt rõ về công thức và các bước thực hiện làm bánh mì dân tổ ngay nhé!
Bánh mì dân tổ là gì?
Bánh mì dân tổ là một món ăn sáng được lòng rất nhiều tín đồ ẩm thực trong thời gian gần đây. Bánh mì dân tổ có nguồn gốc từ một tiệm bánh tại Hà Nội, chuyên bán hàng từ 3-6 giờ sáng hàng ngày.
Tuy vào thời gian sớm như vậy nhưng độ ngon không cưỡng lại được của món bánh, đã có rất nhiều sẵn sàng dậy từ sáng sớm để xếp hàng dài để mưa được một ổ bánh mì ưng ý. Bánh có hương vị mới lạ, thơm ngon, vô cùng hấp dẫn được làm dưới dạng bánh mì kẹp nhân thịt, pate và rau,…
Nguyên liệu làm bánh
Các nguyên liệu làm bánh cần chuẩn bị để làm bánh mì dân tổ chuẩn vị Hà Thành gồm:
- Pate gan heo: 500gram.
- Lạp xưởng: 2 cây.
- Khô heo: 80gram.
- Chả lụa: 200gram.
- Giò thủ: 200gram.
- Trứng gà: 6 quả.
- Hành tây: 1 củ.
- Dưa leo: 1 trái.
- Tương ớt: 1 chai.
- Bơ lạt: 1 hũ 200gram.
- Bánh mì: 4-5 ổ.
- Hành lá và rau ngò rí.
Dụng cụ làm bánh
Dụng cụ làm bánh cần thiết để hoàn thành món bánh này gồm có: Chảo chống dính, tô/bát, thìa, đũa,… .
Cách làm bánh mì dân tổ
Dưới đây là các bước thực hiện và một số lưu ý khi chế biến món bánh mì dân tổ. Bạn hãy theo dõi ngay nhé!
1. Các bước thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ, bạn hãy bắt tay vào làm món bánh mì dân tổ theo từng bước dưới đây ngay nhé!
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cắt hành tây thành miếng vừa ăn và dưa leo cắt dài thành từng miếng. Xé nhỏ hành lá và cắt nhỏ rau ngò.
Lạp xưởng chiên chín vàng đều, tạo mùi thơm và tăng độ ngon hơn cho món ăn. Sau đó, bạn hãy cắt nhỏ thành những miếng mỏng vừa ăn.
Chả lụa và giò thủ cắt nhỏ thành từng lát mỏng. Thực chất trong bánh mì dân tổ nguyên bản không có giò thủ, nhưng bạn có thể thêm giò thủ sẽ giúp bánh tăng thêm hương vị và mang đến cảm giác ăn ngon hơn với độ giòn sật sật, dai dai.
Bước 2: Thực hiện làm phần nhân bánh mì
Làm nóng chảo và cho vào chảo ít bơ, đến khi bơ tan hết cho hành tây vào xào mềm. Khi hành tây có độ mềm đạt chuẩn, cho thêm khoảng 1/2 hũ bơ và 6 quả trứng.
Bạn hãy chú ý luôn khuấy trứng đều tay và để lửa nhỏ, tránh cho trứng bị khô và đặc.
Tiếp theo cho 500gram pate và trộn đều. Cho chả lụa, giò thủ, lạp xưởng, khô heo và trộn đều, chờ trong ít phút cho trứng chín đều.
Bạn hãy lưu ý không nên để trứng bị chín quá sẽ khiến phần nhân bánh bị khô.
Bước 3: Tiến hành làm bánh mì
Cắt đôi phần giữa bánh mì theo chiều dọc, chú ý không cắt hết (chỉ cắt phần mép để đảm bảo vừa đủ cho nhân vào và không bị rơi ra bên ngoài).
Sau đó cho dưa leo, ngò rí vào bên trong ổ bánh mì. Tiếp tục cho nhiều phần nhân làm ở bước 2, và cho thêm ít tương ớt.
Như vậy, bạn đã có thể thưởng thức món bánh mì dân tổ thơm ngon, hòa quyện đủ hương vị từ lạp xưởng, chả, trứng, giò, khô heo,… . Bên cạnh đó là vị thơm của bơ, vịt ngọt đặc trưng của hành tây, tất cả đều được tan chảy trong miệng với một “miếng cắn đã”.
2. Lưu ý khi làm bánh
Để thưởng thức món bánh mì dân tổ thơm ngon, tròn vị bạn cần lưu ý một số vấn đề ngay sau đây trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu cũng như làm bánh:
- Lựa chọn ổ bánh mì có độ giòn, ngon, vàng đều và mới tránh mua phải bánh cũ, có độ dai làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh cũng như sức khỏe của con người.
- Các loại rau, củ, quả và thực phẩm làm nhân bánh cần có độ tươi ngon, hạn sử dụng còn nhiều, tuyệt đối không mua hàng bị héo, úa, có dấu hiệu bị hư hỏng.
- Thực hiện đúng cách từng bước như hướng dẫn tránh tình trạng bị thiếu bước dẫn đến thiếu nguyên liệu cho vào bánh, làm mất vị ngon của bánh mì dân tổ.
- Trong quá trình làm nhân bánh, chú ý công đoạn xào trứng không nên bật lửa to tránh trứng bị khô và đặc sệt khiến khi thưởng thức bánh bị khô, khó ăn.
- Phần trứng khi chế biến nên để còn độ hơi ươn ướt cho bánh ngon đúng vị.
Các cách thưởng thức bánh mì dân tổ ngon lành
Ngay sau khi chế biến món bánh mì dân tổ nóng hổi bạn có thể ăn trực tiếp, mang đến cảm giác ngon miệng và đầy hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết hợp bánh ăn với gia vị, nước chấm,… như:
- Kết hợp ăn kèm với các loại rau sống như cà rốt, xà nách, giá đỗ,… giúp bánh ngon và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Ăn kèm với các loại gia vị được pha trộn làm hỗn hợp nước chấm: Muối tiêu, ớt bột, hành phi,… giúp bánh mì đậm vị và hấp dẫn hơn nhiều.
Như vậy, cách làm bánh mì dân tổ không hề khó như bạn nghĩ đúng không nào? Cùng bắt tay vào làm tiếp đãi gia đình, bạn bè và người thân ngay nhé! Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho Anh Quang Shop để được giải đáp ngay nhé!